Suy sụp khi hầu hết mọi sinh viên đều hiêu sai

02 sai lầm về digital marketing mà các trung tâm đào tạo không chỉ bạn

Không biết từ bao giờ, Marketing có thể nói trở thành một nghề yêu thích của các bạn trẻ nhiều đến vậy. Không có con số thống kê chính xác, nhưng thử nhìn đa phần các sinh viên kinh tế mà xem, hỏi là em thích nghề gì thì câu trả lời là: “Em thích Marketing, đặc biệt là Digital Marketing”. Tôi hỏi: “Thế em biết digital marketing là làm gì không?” Câu trả lời đa phần nhận được là: “Em không biết”. Và quả thật có quá nhiều lầm lẫn về nó mà đến nỗi phải viết bài viết này.

Suy sụp khi hầu hết mọi sinh viên đều hiêu sai1. Digital Marketing và Online Marketing là một

Trong năm 2015 vừa qua, tôi may mắn được tham gia chia sẻ định hướng nghề Marketing với hơn 10 trường đh ở TP.HCM và Hà Nội. Mở đầu các bài nói tôi luôn hỏi: Online Marketing và Digital Marketing khác nhau như thế nào? Một sự thật là trong hơn 10 trường, với tổng cộng hơn 2.000 sinh viên đó, tôi chưa bao giờ nghe được một câu trả lời đúng (Thi thoảng có vài câu đúng một nửa).

Câu trả lời thì đủ kiểu:

  • Online Marketing và Digital Marketing là một
  • Online Marketing rộng hơn Digital Marketing
  • Digital Marketing là thương mại điện tử (???), còn Online Marketing chỉ là các website, Facebook

Có những sự nhầm lẫn này, theo quan sát của tôi đến từ hai nguyên nhân rất căn bản.

Nguyên nhân 1: Cơ sở hạ tầng và hành vi tiêu dùng ở Việt Nam

Trong một ý tưởng nhằm giúp tăng trưởng số lượng mua hàng mĩ phẩm của cửa hàng AINZ&TULPE tại Nhật, người ta đã nghĩ đến việc làm những biển hiệu quảng cáo tương tác. (Xem video bên dưới)


Ngoài cửa hàng, các cô gái người mẫu với các kiểu trang điểm khác nhau, nếu có khách hàng nào thích kiểu trang điểm nào, chỉ cần chạm vào cô người mẫu đó sẽ ngay lập tức được nhận coupon giảm giá sản phẩm. Ý tưởng này đã giúp cửa hàng tăng trưởng hơn 40% khách du lịch ghé vào cửa hàng và doanh thu bán hàng tăng mỗi ngày 10%.

Sai lầm hiểu về digital marketing

Và đây chính là Digital Marketing, ứng dụng công nghệ kĩ thuật số vào những hình thức quảng cáo – marketing truyền thống đã có trước nay.

Hay một chiến dịch khác của Coca Cola làm tại thị trường Hongkong với việc tạo ra một ứng dụng tên CHOK. Cứ đúng 10g đêm mỗi ngày, bật app lên và lắc, thế là nhận ngay được một phần quà bất ngờ từ Coca Cola. (Xem video bên dưới)


Đến đây, khi liên hệ với Việt Nam, môi trường thực tế tại Việt Nam bạn có thể hiểu tại sao Digital MarketingOnline Marketing dễ nhầm lẫn làm một. Một thực tế, hiện tại Online Marketing đang là hình thức phổ biến hơn cả, Online Marketing cũng là digital marketing thì đúng, nhưng chiều ngược lại thì không.

Hãy hình dung rằng ta cũng có một biển hiệu quảng cáo tương tác như thế, nhưng ở tại Việt Nam, khi mọi người còn đi xe máy ngoài đường, đi bộ chỉ vào cuối tuần hoặc dạo Nguyễn Huệ hoặc dạo quanh bờ hồ, thế thì với thói quen – hành vi như thế có đáng để làm một biển hiệu tương tác? Hoặc doanh nghiệp có mạnh dạn đầu tư kinh phí hay công ty nào có thể làm được công nghệ như trên? Câu trả lời quả thật rất khó nói. Digital Marketing thật sự mà nói ở Việt Nam đang ở giai đoạn “đang phát triển” nhưng để thật sự trọn vẹn nó sẽ đến từ sự sẵn sàng ở cơ sở hạ tầng và đến từ hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Nguyên nhân 2: Trào lưu và không hiểu bản chất

“Với sự phát triển của công nghệ, thiết bị số, digital marketing dần trở thành một phần rất quan trọng của doanh nghiệp” – Bạn có thấy câu nói này quen không? Những câu như thế này hoặc na ná thế này xuất hiện tràn lan khi người ta muốn nói về digital marketing, sự phát triển của công nghệ số, và nếu nó là xu hướng thì sao? Không thể không bắt kịp xu hướng được, muốn bắt kịp đối với người trẻ thì họ cần đi học. Thế nên những khóa học mĩ miều gắn mác Digital Marketing bắt đầu xuất hiện rất nhiều. Nghĩa là “giật tít” digital marketing, nhưng thực tế chỉ dạy về Online Marketing (có khi còn không đủ).

Khi nhìn vào nội dung học của các khóa này, tôi hiểu khó có thể trách được là các bạn trẻ không có sự nhầm lẫn tai hại này.

Thế nên, nếu có ai hỏi tôi đang dạy digital marketing phải không? Câu trả lời là không, tôi chỉ dạy về Online Marketing.

2. Làm digital marketing rất cần sáng tạo

Đúng, nhưng chỉ đúng 1/3. Cả hai video vừa rồi bạn xem, phần cuối đều có những con số về tăng trưởng, về việc tác động bán hàng bao nhiêu? Sáng tạo cũng cần nhưng để đánh giá thành công của một chiến dịch đều phải dựa vào con số cả.

Trong Digital Marketing, cụ thể trong Online Marketing, ngoài sáng tạo, kĩ năng quan trọng nhất bạn cần có được nữa là analytic – phân tích, đọc số liệu. Mọi chuyện bạn làm từ một cái banner quảng cáo be bé, không phải cứ thấy màu xanh đẹp thì sẽ chọn màu xanh cho banner đó. Bạn sẽ phải làm thí nghiệm trên môi trường số, để xem cuối cùng người dùng chọn màu xanh hay một màu khác, tất cả đều thể hiện qua số liệu, chỉ số đo lường.

Đã là công nghệ số thì có nghĩa rằng mọi thứ sẽ luôn thay đổi, ngày mai sẽ rất khác ngày hôm nay. Mới hôm qua Facebook cập nhật thuật toán này, đến ngày hôm sau thuật toán đã thay đổi. Vì vậy, để theo đuổi Digital marketing đòi hỏi bạn phải luôn học hỏi không ngừng, luôn tự tìm hiểu không ngừng. Một điều tôi cũng hay nói với học viên của mình rằng đừng tin hoàn toàn những gì trên lớp tôi nói, tốt nhất bạn hãy cũng luôn kiểm chứng bằng trải nghiệm của mình để có được những kiến thức tốt nhất. Tất nhiên, đó cũng là thử thách đối với bản thân tôi, phải luôn cập nhật, không muốn nói cũng phải tự tay làm nhiều thứ thì mới có thể đi dạy được người khác.

Viral growth

Vậy đó, để làm digital marketing bạn không chỉ cần sáng tạo, còn cần cả đầu óc phân tích con số – đọc được số liệu – hiểu nó và cuối cùng luôn luôn cập nhật kiến thức hằng ngày. Có như thế mới theo kịp được ngành này.

Còn nhiều điều lắm, nhưng bài hơn 1.000 chữ rồi. Hẹn vào một bài khác nhé.

Nguon: thanhlongnguyen.com

About

Leave a Reply