Kinh nghiệm du lịch sapa 2016
Thành phố trong mây Sapa

Kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc, phượt Sapa chi tiết và mới nhất

Du lịch Sapa là điểm đến có vẻ đẹp ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên – con người, xứng đáng là nơi bạn PHẢI ĐI một lần trong đời. Mệnh danh là xứ sở sương mù, thị trấn trong mây hấp dẫn bao lòng du khách bởi cảnh quan núi non hùng vĩ cùng những trải nghiệm độc đáo với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Vẽ đẹp thiên nhiên con người là thế đến với Sapa bạn còn mang giá trị chinh phục lòng mình, chinh phục nóc nhà của Đông Dương (Đỉnh Fanxipang) và đắm mình bồng bềnh trong biển mây xanh trên con đèo Ô Quý Hồ một trong bốn ” tứ đại đỉnh đèo” ở Việt Nam.

Kinh nghiệm du lịch sapa 2016
Thị trấn Sapa trong mây!

Sapa nằm phía Tây Bắc của tổ quốc thuộc tỉnh Lào Cai, cách thủ đô Hà Nội gần 300Km (xem thêm trên wikipedia). Giống như Đà Lạt thì Sa Pa cũng có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm do đó cũng là một trong những nơi thích hợp cho những chuyến nghĩ dưỡng hấp dẫn.

1487842862035_6981705
Gợi ý tour du lịch Sapa giá rẻ

Sa Pa Trong Tôi

Sapa là một trong những điểm tới sau cuối so với nơi mà tôi đến trên cả nước trong hành trình trải nghiệm Việt Nam, mãi tới cuối năm 2013 tôi mới đặt chân tới Sa Pa. Như có hẹn với Sapa từ trước, tôi đặt chân tới Sapa vào một ngày không mùa cũng không ý định hay lịch trình gì cả – chỉ đơn giản là muốn đi.

Trước đó, Sapa định nghĩa trong tôi là một nơi rất lạnh lẽo và bình yên qua tác phẩm ” Lặng Lẽ Sapa” của Nguyễn Trung Thành được học hồi thpt. Tôi bất giác tới Sapa tìm cho mình một khoảng lắng trong hành trình đi tìm anh Thanh Niên. Cảm nhận đầu tiên khi tới Sapa là tôi không biết đâu với đâu, chỉ thấy một thị trấn nhỏ trong mờ sương và sau đó bắt đầu hiền hiện ra những thứ được định hình trong đầu đấy là Sapa.. Nhà Thờ Đá, con phố đi bộ.. những đứa trẻ người dân tộc, những vị khách nước ngoài đang thích thú với không khí ở nơi đây. Phải mãi đến tối hôm ấy, tôi mới định hình được mình đang ở đâu và bắt đầu tìm cho mình được khoảng trống và lên lịch trình trải nghiệm cuộc sống ở Sapa. Thực sự, tôi không nghĩ ở Việt Nam lại còn nơi cho mình cảm thấy lặng lẽ trong mình đến như thế. Sau chuyến đi đó đã khiến tôi quay trở lại Sapa nhiều lần, thế nhưng mỗi lần lại cho tôi một cảm nhận khác nhau và ngày một yêu Sapa hơn nữa. Nếu có cơ hội tôi cũng muốn sống một thời gian ở trên đó.

Ấy vậy mà kể từ ngày đầu đến Sapa  đến giờ mà gần 4 năm, tới hôm nay mới có dịp ngồi viết tổng hợp và chia sẻ với bạn bè và cộng đồng một số thông tin kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc tiết kiệm cần thiết cho người đi lần đầu. Với mong muốn mọi người có những hành trang cơ bản để một chuyến du lịch Sapa đáng nhớ nhất của bạn, tôi Người Chia Sẻ dựa trên trải nghiệm bản thân để đưa ra những thông tin đầy đủ nhất cho bạn.

Nên đến Sapa vào thời gian nào trong năm ?

Bạn có thể đến Sapa bất cừ vào thời điểm nào trong năm, mỗi một mùa Sapa mang một gam màu và một bản sắc nhau. Vì vậy, để tìm cho mình một guu thích hợp thì bạn tham khảo các mùa du lich Sapa dưới đây.

Mùa xuân: Ở Sa Pa bạt ngàn rừng hoa đào, hoa mận, muôn hoa khoe sắc. Nếu bạn muốn tới để ngắm đào thì hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đi vì thời tiết mỗi năm mỗi khác, đào sẽ nở sớm hơn hay muộn hơn những năm trước đó khiến bạn có thể mất đi cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy. Du khách nên đi trong khoảng tháng 2 cho đến tháng 4 hoặc tuần đầu tháng 5 là đẹp nhất.

Mùa xuân ở Sapa cũng là lúc hoa đào hoa mận khoe sắc quanh nhà
Mùa xuân ở Sapa cũng là lúc hoa đào hoa mận khoe sắc quanh nhà

Mùa lúa: Ở Sa Pa chỉ có một vụ 6 tháng, gieo mạ vào khoảng đầu tháng 5. Lúa xanh cao thì tầm khoảng tháng 7-9, lúa chín vàng thì tầm tháng 10-12. Nếu các bạn muốn đi nghỉ mát kết hợp với ngắm lúa thì nên đến tầm tháng 7-9, nếu đến tầm tháng 10-12 thì có thể thời tiết đã chuyển sang se se lạnh, rét và có sương mù. Vào các khoảng thời gian này là mùa nước nên thác sẽ chảy mạnh, rất hùng vỹ.

Sapa mùa lúa chín
Mùa lúa chín ở Sapa vào tháng 9 hàng năm (Ảnh – Sưu tầm internet)

Mùa đông: mùa đông ở Sa Pa rất lạnh. Những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt nên đều có tuyết. Tuyết rơi trắng xóa mọi sinh vật, nhà cửa, thậm chí có thể dày tới nửa mét. Không xác định được chính xác ngày tuyết rơi nên bạn phải theo dõi liên tục qua liên lạc với người dân trên đó (hoặc có thể là khách sạn bạn dự định ở), qua báo đài, TV.

Tuyết rơi tại Sa Pa mùa đông 2013 (Ảnh – Josephine Huong Giang)
Tuyết rơi tại Sa Pa mùa đông 2013 (Ảnh – Josephine Huong Giang)

Phương tiện di chuyển đến Sapa

Từ Hà Nội đi Sapa

Sapa nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 40km, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 370km về phía Tây Bắc. Nếu kết hợp phượt Sapa với một số cung đường khác như : Mù Cang Chải, Mộc Châu, Hà Giang … thì các bạn nên mang theo xe máy từ Hà Nội để có thể khép cung đường thành một vòng tròn. Nếu chỉ đến với Sapa các bạn có thể mua vé tàu hỏa Hà Nội Lào Cai hoặc đi xe khách Sapa chạy từ Hà Nội.

Thông tin nhà xe Hà Nội đi Sapa tham khảo:

HƯNG THÀNH Lịch trình : Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa
Giờ xuất bến : Mỹ Đình (8h30, 19h30, 20h30) Lào Cai (9h00 19h30 20h30) Sa Pa (8h00 18h00)
Điện thoại : Mỹ Đình 0989 294294 Lào Cai 0989 753753 Sa Pa 0988 287630
VIETBUS:Lịch trình : Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa
Giờ xuất bến :Đang cập nhật
Điện thoại : 04 3627272

SAO VIỆT: Lịch trình : Giáp Bát – Mỹ Đình – Vĩnh Yên – Việt Trì – Yên Bình – Lào Cai – Sa Pa
Giờ xuất bến : Hà Nội và Lào Cai (Từ 6h00 – 9h00 và từ 17h00 – 21h00) Sa Pa (6h00 và 17h00) Cam Đường (17h00 và 19h00)
Bến xe : 779 Đường Giải Phóng , Bến xe Mỹ Đình, Số 7 Phạm Văn Đồng, Số 333 Phố Mới ( Đối diện ga Lào Cai), 69 Đường Xuân Viên Sa Pa, Số 708 Hoàng Quốc Việt – Cam Đường
Điện thoại : Số 779 Giải Phóng 04 36686358 Bến xe Mỹ Đình 04 39958127 Số 7 Phạm Văn Đồng 04 37921266 Tại Lào Cai 020 3638638 Sapa 04 85867816 Cam Đường 020 3687687
HẢI VÂN: Lịch trình 1 : Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa
Giờ xuất bến : Mỹ Đình (8h40, 20h30, 21h00) Lào Cai 20h30 Sa Pa (8h00, 18h00)
Điện thoại : Hà Nội (04) 3 722 25 88 – 0168 92 20 20 Lào Cai 0988 86 20 20 – 0915 67 20 20
Lịch trình 2 : Hà Nội – Bắc Hà
Giờ xuất bến : Mỹ Đình 21h00 Bắc Hà 20h00
Điện thoại : 01676 20 20 20
Lịch trình 3 : Hà Nội – Văn Bàn
Giờ xuất bến :Mỹ Đình 20h30 Văn Bàn 20h00
Điện thoại : 01677 20 20 20

Di chuyển xung quanh Sapa

Muốn khám phá Sapa các bạn có thể thuê xe máy. Thị trấn Sapa tuy nhỏ nhưng các điểm du lịch đều khá xa, khoảng từ 2 cho đến 20km. Nếu có kinh nghiệm đi xe máy vùng cao hoặc say xe ô tô bạn có thể thuê xe máy ở thị trấn Sapa để thuận tiện cho việc khám phá địa danh này. Phương án này cũng là phương án thích hợp để bạn có thể đi sâu vào các bản làng, dừng lại chụp ảnh hay chủ động làm bất cứ việc gì bạn thích. Ngược lại, nếu không thể đi xe máy bạn có thể thuê các xe ô tô 16 chỗ từ các công ty du lịch để họ đưa bạn tới những địa điểm trên. Một cách hay là có thể rủ một vài nhóm khác ở cùng khách sạn để cùng thuê xe đi tới các địa điểm này, chi phí sẽ được giảm tối đa.

Thông tin một số nhà cho thuê xe ở Sapa tham khảo:

CHỊ LÝ
Dịch vụ: Giao xe tận nơi – Có mũ bảo hiểm
Địa chỉ: Thị trấn Sapa, Sapa, Lào Cai
Điện thoại: 0915 190874

THUÊ XE MÁY SAPA
Địa chỉ: Thị trấn Sapa, Sapa, Lào Cai
Điện thoại: 01665116121

NGỌC ĐỨC
Địa chỉ: Thị trấn Sapa, Sapa, Lào Cai
Điện thoại: 0969607060 – 0915066670

ANH TRÁNG
Địa chỉ: Thị trấn Sapa, Sapa, Lào Cai
Điện thoại: 0935 999886

ANH TUẤN
Địa chỉ: 19 Thạch Sơn, Thị trấn Sapa, Sapa, Lào Cai
Điện thoại: 0983 644588

Các khách sạn nhà nghỉ ở Sapa

Trong thời gian đi du lịch thường có 2 xu hướng, một là phải chọn khách sạn đẹp, sạch sẽ, thoải mái, chất lượng tốt, hai là chỉ cần một nơi để nghỉ chân bởi cả ngày rong ruổi đi chơi rồi thì cần gì khách sạn đẹp quá. Ở Sapa, với hàng trăm khách sạn nhà nghỉ từ giá cả bình dân cho đến resort 5sao đều có thể thỏa mãn và đáp ứng 2 nhóm tiêu chí phía trên. Nếu đi phượt bạn nên chọn homstay 80-100K/ người, những khách sạn bình dân giá khoảng 200-300k cho phòng 2-3 người, nếu xác định đi nghỉ dưỡng bạn nên chọn những khách sạn nhà nghỉ có chất lượng cao hơn hoặc nếu có điều kiện thì nên chọn hẳn những khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort).

→ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRÊN XỨ SỞ SƯƠNG MÙ SAPA VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT TỪ AGODA.COM

→ĐẶT NGAY KHÁCH SẠN PHỐ NÚI ĐÀ LẠT VỚI MỨC GIÁ CỰC TỐT TỪ AGODA.COM

 



Đặt phòng khách sạn Sapa bạn được giảm từ 20-60%
Vào các mùa cao điểm, việc đặt phòng khách sạn gần như rất khó khăn bởi số lượng du khách đổ về đây là vô cùng lớn, lúc đó các khách sạn thường không giữ chỗ cho bạn qua điện thoại được, một cách hay có thể áp dụng vào mùa này là đặt phòng khách sạn qua hệ thống Agoda, đây là một trong những website đặt phòng online uy tín và chất lượng khá tốt, đặt qua đây các bạn sẽ không bị tình trạng khách sạn ép giá sau khi lên đến Sapa bởi tất cả bạn đã thanh toán trực tuyến xong xuôi rồi. Xem toàn bộ danh sách các khách sạn, nhà nghỉ tại Sapa.

*Bounus: Ở Sapa mình có một người anh, hai anh em quen nhau từ năm 2013, trong lần đầu tiên mình đi Sapa. Anh bạn mình là chủ khách sạn Phương Nam, nhà anh ấy có phòng dorm và phòng thường, nói chung giá phòng bình dân và anh ấy cũng rất quý dân du lịch bụi. Nên nếu bạn cần tìm đặt phòng, hay cần thông tin trợ giúp gì có thể liên hệ trực tiếp với anh ấy để nhờ trợ giúp. Cứ nói Việt Anh dulichbui24.com giới thiệu là anh ấy biết. Anh Hải: 0966 485 585 nhé.

Lưu ý đặt phòng mùa lễ: Các bạn chú ý đây là giá phòng tham khảo áp dụng cho ngày cuối tuần dịp bình thường (từ thứ 6 đến chủ nhật, không phải các ngày lễ lớn như Tết Dương, Tết Âm, 30/4, 2/9 …), giá cả thực tế sẽ phụ thuộc vào thời gian bạn tới và thậm chí còn rẻ hơn khá nhiều so với giá này. Tất cả các khách sạn dưới đây được lựa chọn đều có điểm trung bình từ 7,5 trở lên, số lượng người đánh giá nhiều trên hệ thống đánh giá của Agoda, đây là một trong những mạng đặt phòng có uy tín nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé.

9 Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Sapa

  1. Nhà thờ đá cổ

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ Đá Sa Pa được xây dựng từ năm 1895 là dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại tại Sa Pa, Lào Cai. Nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa, chính vì vậy đây là điểm dễ dàng nhận ra ngay được khi đến với xứ sở sương mù này.

2. Núi Rồng

Núi Hàm Rồng Sapa

Vẫn nằm trong trung tâm thị trấn Sapa ngay sau nhà Thờ Đá vài trăm mét là điểm du lịch Núi Hàm Rồng. Được gọi là Hàm Rồng vì đơn giản dải núi đó có miệng hình rồng, chỉ cần mất khoảng 15p là leo tới đỉnh để lên tới nơi bạn qua các vườn đào cổ thủ, vườn phong lan tuyệt đẹp. Từ đây bạn có thể nhìn xuống toàn cảnh thị trấn Sa Pa hoặc quang cảnh hùng vĩ của toàn bộ dãy Hoàng Liên Sơn.

3. Bản Cát Cát

Bản Cát Cát Sapa
Nhà Trình Tường bản Cát Cát (Ảnh – break_away)

Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng dân tộc Mông nằm cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) 2 km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập (dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư). Gần nơi quần cư, họ còn trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Nơi đây xứng đáng được xem là điểm du lịch văn hóa vừa là du lịch sinh thái lý thú dành cho du khách và là điểm du lịch văn hóa cộng đồng vệ tinh của Sa Pa.

3. Lao Chải & Tả Van (Người H’Mông & NGƯỜI DÁY)

Sapa là một trong những điểm du lịch đi bộ dài và thú vị nhất trên thế giới. Tuyến đường đi bộ này ở Lao Chải, Tả Van. Lao Chải cách TT thị trấn Sapa 6km còn Tả Van các TT TT Sapa 9km. Ở đây các bạn có thể thăm quan tìm hiểu văn hóa và trải nghiệm cuộc sống người H’Mông ở Lao Chải, Khu người Dáy ở Tả Van.

05_21742621
Bốn em bé H’mông ngồi ăn trưa. .Ảnh: Réhahn Croquevielle

Ở đây là nơi xuất hiện những thửa ruộng bậc thang đẹp và lộng lẫy nhất Sapa mà bạn hay nhìn thấy.

Một góc bản Lao Chải
Một góc bản Lao Chải

4. Thác Tình Yêu (Suối Vàng)

Thác Tình Yêu ở Sapa hay gọi là Suối Vàng
Thác Tình Yêu ở Sapa hay gọi là Suối Vàng

Thác Tình Yêu là một trong những điểm đến thứ 4 không thể bỏ qua khi đi du lịch Sa Pa. Thác nằm trên địa bàn của xã San Sả Hồ, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 4 km về hướng tây nam và cách đèo Ô Quy Hồ chừng 3 km theo đường thẳng. Thác Tình Yêu đồng thời cũng là điểm bắt đầu của hành trình Du lịch leo núi chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, là đỉnh núi cao nhất Việt Nam.

Tên gọi “thác Tình Yêu” bắt nguồn từ một truyền thuyết về câu chuyện tình giữa chàng tiều phu Ô Qui Hồ- người con trai cả của thần núi ngự trị trên dãy Ai Lao và nàng tiên thứ bảy. Thác đổ xuống tạo thành một bồn tắm thiên nhiên và trong truyền thuyết, các nàng tiên đã chọn nơi đây làm bến tắm và mải mê chơi đùa cho đến khi mặt trời đã xuống núi mới bay về trời.

5. Đỉnh Đèo Ô Quy Hồ (Cổng Trời)

quanscaffeviewdeptrendinhdeo

Nằm ở biên giới của huyện Sa Pa giáp với Lai Châu, có tầm nhìn tuyệt đẹp lên Fansipan và nhìn xuống thung lũng Ô Quý Hồ, dưới sâu là con đường độc đạo đi sang Bình Lư.

6. Cầu Mây

caumay
Ảnh: Trần Linh Linh

Cầu Mây nằm cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 17km (Ảnh – Hai Che)
Cầu Mây được làm bằng Mây và Song (các loại cây leo trong rừng) cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km về phía Đông Nam, từ đường lớn, du khách đi theo con đường mới mở tuy hơi dốc và cua nhiều, nhưng đường đến Tả Van giờ đã được mở rộng rất thuận tiện.

7. Bản Tà Phìn ( Người Dao Đỏ)

Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc. Bản Tả Phìn (Sapa) là nơi sinh sống lâu đời của cộng đồng người Dao đỏ.

Một góc bản Tả Phìn Sapa
Một góc bản Tả Phìn Sapa

Đến đây, bạn sẽ có dịp tắm lá thuốc, xem làm thổ cẩm, trải nghiệm những nếp sinh …

Tắm lá thuốc người Dao đỏ là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua khi đi du lich Sapa.
Tắm lá thuốc người Dao đỏ là một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua khi đi du lich Sapa. Đây là một cách tắm vô cùng độc đáo rất tốt cho sức khỏe của con người lại sạch sẽ sau một ngày đi du lịch dài mệt mỏi.

8. Thác Bạc

thac-bac-sapa
Thác Bạc có độ cao gần 2000m (Ảnh – SQ Mah)

Thác Bạc có độ cao hơn 200m là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng ở trung tâm thị trấn Sa Pa có thể nhìn thấy thác Bạc trắng xóa vào những hôm trời quang và đây cũng được coi là nguồn gốc tên gọi của thác. Từ trên khe núi cao, dòng nước ầm ầm đổ xuống, bọt tung trắng xoá như những đóa hoa vì vậy được người dân gọi là thác Bạc.

9.  Đỉnh Fanxipang

Đỉnh Fanxipang cao 3143m
Đỉnh Fanxipang cao 3143m

Và điểm cuối cùng là đỉnh núi Fanxipang cao 3143m để chuyến đi Sapa của bạn chọn vẹn. Nơi này được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương. Có thể nói Đỉnh Fanxipang là thử thách của bất cứ người trẻ nào Việt Nam đều muốn tự chinh phục, Tuy nhiên gần đây đã khánh thành tuyến cap treo, bạn chỉ cần mất 15-20 phút là đã lên đỉnh. Tuy nhiên, bạn muốn tự mình leo lên đỉnh vẫn được, tùy vào sở thích và sức khỏe của bạn. Cá nhân tôi thì nên đi, dù bằng cách nào đi chăng nữa. Miễn sao trong tâm lý mình được thõa mãn sung sướng.

Ăn gì ở Sapa

Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su… Món rau đặc biệt nhất là ngồng, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su… xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất.

Món nướng luôn là lựa chọn số 1 của khách du lịch Sapa
Món nướng luôn là lựa chọn số 1 của khách du lịch Sapa
Cá Hồi được nuôi ở những vùng khí hậu mát mẻ như Sapa, Mù Cang Chải …(Ảnh – thuydung_ccic)
Cá Hồi được nuôi ở những vùng khí hậu mát mẻ như Sapa, Mù Cang Chải …(Ảnh – thuydung_ccic)

Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo, nhậu xuyên đêm chưa chán. Ngoài ra ở mỗi một chợ lại có một món ăn đặc trưng riêng.

Chỗ chơi ở Sapa hoặc văn hóa lễ hội

– Thứ 7 hàng tuần ở Sapa có chợ tình và biểu diễn văn nghệ ở quảng trường lớn (ngay gần nhà thờ đá), nhưng chủ yếu là người Kinh đi xem còn người dân tộc thì rất ít. Ngoài ra tối nào cũng có rất nhiều người dân tộc Mông, Dao… bày bán đồ thổ cẩm trên phố, nó trở thành một nét văn hóa đặc trưng của du lịch Sapa. Tuy nhiên bạn nên lưu ý về việc chụp ảnh, sẽ có nhiều người dân tộc đòi tiền. Và đừng cho trẻ em tiền, chúng sẽ nghĩ học chỉ để đi xin tiền thôi. Nếu muốn ủng hộ bạn có thể mua đồ của những đứa trẻ hoặc cha mẹ chúng.

– Hồ thị trấn Sapa: buổi tối nhất là những đêm có sương nơi này rất lãng mạn. Ánh đèn từ các khách sạn, đèn cao áp lấp lánh dưới nước đủ sắc màu. Buổi tối bạn có thể ra đây ngồi nhậu, ăn đồ nướng hoặc café…

– Tắm lá người Dao: khoảng 80 – 150.000 đồng/lần bạn sẽ giải tỏa tất cả mệt mỏi sau một chuyến đi dài. Tắm xong sẽ thấy cơ thể sảng khoải. Quán tắm ở ngay trung tâm thị trấn hoặc bản Tả Phìn đều có.

– Coffeee: trên phố Cầu Mây có nhiều quán hay, trang trí đẹp, nhạc nhẹ… mùa lạnh ngồi trong quán cầm trên tay cốc gì nóng nóng bốc hơi cũng đã là tuyệt lắm rồi.

– Bar/Pub: ở Sapa có vài bar trang trí lạ mắt ở phố Cầu Mây, có bia, cocktail, bàn bi a, mở nhạc nước ngoài, thích hợp với những người trẻ, đồ uống giá du lịch nhưng chấp nhận được.

Một số lịch trình tham quan Sapa cho bạn

Lựa chọn 1: Lịch trình 2 ngày 3 đêm

Đêm 1 : Hà Nội – Lào Cai

Đi tàu từ Ga Hà Nội chuyến lúc 10h tối sáng sớm hôm sau đến Lào Cai.

Ngày 1: Lào Cai – Sapa
– Sáng sớm bắt xe buýt từ Lào Cai – Sapa, nhận phòng sớm để cất đồ
– Chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ rồi leo núi Hàm Rồng. Từ đây có thể ngắm toàn cảnh Thị trấn Sapa và nhìn lên đỉnh Fansipan
– Trưa xuống ăn trưa tại trung tâm thị trấn
– Chiều thuê xe máy đi thăm thung lũng Mường Hoa, bãi dá cổ Sapa, Cầu Mây, bản Giàng Tả Chải, bản Tả Van
– Tối dạo chơi chợ đêm Sapa và thưởng thức đặc sản đồ nướng

Ngày 2 : Sapa – Ô Quý Hồ – Sapa – Lào Cai – Hà Nội
– Sáng dậy sớm, thuê xe máy đi thăm Thác Bạc, Thác Tình Yêu. Đi xe máy lên đỉnh đèo Ô Quý Hồ, một trong Tứ Đại Đỉnh Đèo của dân phượt miền Bắc nối giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu
– Có thể mang theo đồ ăn từ trước để nghỉ ăn ở bất kỳ điểm nào
– Chiều tham quan bản Cát Cát, thác Cát Cát
– Trả xe máy, tắm lá thuốc người Dao
– 4h30 pm bắt xe buýt trở lại Tp Lào Cai để lên tàu hoặc ô tô trở về Hà Nội

Lịch trình 3 ngày 4 đêm

Ngày 1 : Lào Cai – Sapa
– Sáng sớm bắt xe buýt từ Lào Cai – Sapa, nhận phòng sớm để cất đồ
– Đi dạo xung quanh Thị trấn, thăm chợ Sapa
– Ăn trưa
– Chiều đi bộ từ Thị trấn xuống bản Cát Cát, khám phá văn hóa của người dân nơi đây
– Tối thưởng thức đồ nướng.

Ngày 2 : Sapa – Ô Quý Hồ – Sapa
– Thuê xe máy đi thăm Thác Bạc, Thác Tình Yêu. Đi xe máy lên đỉnh đèo Ô Quý Hồ, một trong Tứ Đại Đỉnh Đèo của dân phượt miền Bắc nối giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
– Ăn trưa trên đường
– Chiều về đi thăm thung lũng Mường Hoa, Cầu Mây, bãi đá cổ Sapa, bản Tả Van, bản Giàng Tả Chải
– Tối đi dạo quanh thị trấn

Ngày 3 : Sapa – Lào Cai – Hà Nội
– Thuê xe máy đi thăm bản Tả Phìn, tuyến du lịch cộng đồng được yêu thích
– Thăm tu viện cổ Tả Phìn
– Chiều về trả xe máy, tắm lá thuốc người Dao
– 4h30 pm bắt xe buýt trở lại Tp Lào Cai để lên tàu hoặc ô tô trở về Hà Nội

Một số điều kiêng kị của đồng bào vùng cao

Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên. Nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn ở trong rừng. Rừng cấm là khu rừng chung của cả làng . Mọi người tự nguyện bảo vệ rừng , không ai được tự tiện chặt phá, phóng uế, trai gái không được phép đến nơi đó tâm tình.

Khi vào thăm nhà: Trước khi vào thăm nhà đồng bào các dân tộc, du khách cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo… Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.

Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý. Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm: Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất. Khách không dược đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng. Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ.

Khi đun nấu đồng bào Giáy đặt quai ninh, chảo, nồi lên bếp không được để hai quai nồi , chảo theo hướng cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà. Ở vùng đồng bào Mông, Dao, … khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan niện sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp, du khách không quay lưng và giẫm chân vào bếp. Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái. Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính.

Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.

Khi đến bản làng: Hàng năm các nghi lễ chung cúng thần làng, xua đuổi ma ác của đồng bào Tày, Thái, Giáy, Lào, Bố y, Xá Phó… thường được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 6 , tháng 7 âm lịch. Khi cúng đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng. Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo gùi, ba lô… vào làng sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Trường hợp có việc khẩn cấp , muốn vào làng ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh… tất cả đồ đạc đều phải xách tay. Như vậy mới mong được giảm hoặc miễn phạt.

Giao tiếp sinh hoạt: Khi đến nhà, đi đường, khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn nở nụ cười. Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao, vì theo quan niện của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào, hồn hoảng sợ bỏ trốn ,làm cho trẻ hay bị ốm đau.

Khi ăn uống: Mỗi dân tộc có quan niện khác nhau về vị trí chỗ ngồi , vì vậy cần lưu ý không ngồi vào một số vị trí đặc biệt như: ở vùng người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhát. Đồng bào Mông khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với ý niệm nơi đó giành cho hồn bố mẹ. Người Thái, Tày, Mường nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó.

Trước khi ăn uống cần kiên trì nghe gia chủ tiến hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng các điều tốt lành. Khách không rót rượu trước, không gắp thức ăn trước, khi dùng xong tuyệt đối không úp chén, úp bát xuống mâm.

Khi ngủ: Mỗi căn nhà của đồng bào dân tộc ở Lào Cai đều có chỗ ngủ dành riêng cho khách, nên cần tuân theo sự bố trí của gia chủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. ở một số vùng người Mông, Dao,Thái, La Ha, Kháng kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.

Một số lưu ý khi du lịch Sapa

  • Một số vật dụng cá nhân cần thiết bạn nên mang theo khi đi du lịch Sapa : một chiếc áo gió và một khăn quàng cổ mỏng (bởi thời tiết Sapa dù có vào mùa hè cũng vẫn hơi se lạnh), mũ hoặc ô để che mưa nhỏ hoặc che sương, một chiếc đèn pin nhỏ để sử dụng buổi tối hoặc những khi vào hang. Các bạn có thể tham khảo bài viết Mang gì khi đi phượt
  • Mang theo nhiều hơn 1 loại giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, hộ chiếu hoặc mang thêm 1 bản photo công chứng) và bằng lái xe nếu bạn muốn thuê xe máy đi khám phá Sapa bởi bạn sẽ cần 1 bản đặt cho bên thuê xe, 1 bản đặt ở khách sạn.
  • Đặt phòng khách sạn online trước nếu có ý định đi vào mùa cao điểm, lợi thế của việc này là bạn có thể đặt trước trong một khoảng thời gian dài có thể là cả tháng, tránh việc sát ngày đi nhưng không thể đặt hoặc phải đặt phòng với giá cao.
  • Tương tự với việc đặt khách sạn bạn cũng nên đặt vé tàu hoặc vé xe khách đi Sapa sớm để tránh bị hết vé, đối với vé tàu nên mua ở ga Trần Quý Cáp hoặc mua thông qua các công ty du lịch, đối với vé xe khách thì nên đặt trước khoảng 1 ngày với ngày thường và 10 ngày với các dịp lễ
  • Ở Sapa tình trạng chèo khéo khách du lịch mua đồ đã phần nào làm xấu đi hình ảnh của Sapa trong mắt du khách, nếu bạn không có ý định mua quà lưu niệm thì nên dứt khoát ngay từ lần đầu tiên, đừng xem rồi không mua bởi lúc đó người dân sẽ đeo bám rất lâu có thể gây cảm giác khó chịu. Khi vào bản không cho tiền trẻ em cho dù chúng nó lẽo đẽo theo bạn cả km.
  • Điều quan trọng cuối cùng là ĐI Ý THỨC” vừa đi vừa bảo vệ gìn giữ, trước là môi trường sau đó là văn hóa. Hãy đến và đem đi những bức ảnh – và đi chỉ để lại dấu chân hay nâng Sapa lên thành thiên đường rồi lại vùi dập, “hãy cứ để nó tự nhiên như nó vốn có đi”.
  • Mọi thứ cần được thương lượng kỹ càng trước khi sử dụng bất cứ dịch vụ gì.
  •  Không cho tiền trẻ em và người dân trong bản.
  •  Không nên mua sâm, nấm, linh chi ở đây vì hầu hết là của Trung Quốc mang sang. Nếu muốn mua quà lưu niệm bạn có thể tìm thấy rất nhiều hàng trên thị trấn.
  • Tour Sapa & tour leo fansipan: bài viết này tôi chia sẻ kinh nghiệm du lịch bụi, tuy nhiên nếu bạn muốn đi theo tour ở Sapa thì cũng có rất nhiều lựa chọn. Giá tour Sapa, leo Fansipan có thể từ 1.250.000 tới 4 -5.000.0000 tuy nhiên số tiền bỏ ra cũng tương đương với giá trị dịch vụ bạn được nhận (đồ ăn, phòng, service…) được, vậy nên bạn cân nhắc trước khi lựa chọn – dịch vụ ở Sapa tôi thấy hầu hết là rất tốt. Liên hệ tư vấn tour sapa bạn có thể gọi cho a Hải 0936 345 111

Chúc các bạn có chuyến đi chơi vui vẻ!

LỜI KẾT : Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Sapa hướng dẫn chi tiết do tôi tổng hợp và viết. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cung đường, thuê xe, ăn -ngủ – nghỉ- , các vấn đề về thông tin du lịch hoặc dịch vụ tour thì có thể inbox hoặc comment trực tiếp tại đây. Facebook: Người Chia Sẻ

Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ mình cho những bài viết sau.

About Tiêu Dao

Mình là người sống nội tâm - mê ngoại hình đặc biệt là hay xúi người khác sống tủ tể... Kết bạn với tôi qua Facebook: https://www.facebook.com/nguoichiaseaz/

Leave a Reply