Trước khi đi Núi Chúa nhóm mình hơi chủ quan, dù gì team cũng đa phần là Nam và có kinh nghiệm leo núi: từ Bà Đen đến Tà Xùa, Fanxipan… nhưng “Núi Chúa không phải chuyện đùa”. Nhóm đã có 2 ngày trải nghiệm khá thú vị trên núi, trong rừng & đắm mình trong làn nước xanh ngọc của biển Ninh Thuận.
Trekking Núi Chúa – không đùa được đâu |
NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI
1. Núi Chúa ở đâu?
Núi Chúa là quần thể núi nằm ở khu vực Đông Bắc của Ninh Thuận, với độ cao chỉ khoảng 1000m bao gồm đỉnh Chúa Anh (Cô Tuy) và nhiều đỉnh Chúa Em xung quanh. Hiện tại việc chinh phục các đỉnh núi Chúa thuộc quyền quản lý của Trung tâm trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường – một đơn vị của Vườn Quốc gia Núi Chúa được thành lập từ năm 2013. Trung tâm hiện nằm trên trục đường ven biển Phan Rang – Vĩnh Hy, thuộc huyện Ninh Hải.
Phương tiện đi đến núi Chúa
Chặng 1: Sài Gòn – Phan Rang
– Xe lửa: từ ga SG xuất phát vào tối thứ 6, đến ga Tháp Chàm lúc 3h30 sáng (cách trung tâm tp Phan Rang Tháp Chàm tầm 3km).
– Xe khách: có nhiều xe khách xuất bến từ 20-22h mỗi ngày, mất khoảng 7,5h đến tp Phan Rang. Bạn nên đi chuyến 22h để đến vào gần sáng. Mình đi xe Hoàng Anh: 140k/chiều – khi mua thì tranh thủ mua vé chiều về luôn.
– Xe máy: đi xe máy thì tốn thêm thời gian nhưng có cơ hội trải nghiệm các cung đường biển tuyệt đẹp: Sài Gòn – Hồ Cốc – La Gi – Kê Gà – Phan Thiết – Mũi Né – Bàu Trắng – Phan Rí Cửa – Cà Ná – Phan Rang – Vĩnh Hy.
Chặng 2: Phan Rang – Vĩnh Hy
– Xe bus: 20,000đ/người, xuất bến sớm nhất lúc 6h ở tp Phan Rang. Chuyến từ Vĩnh Hy về trễ nhất là 18h.
– Xe 7 chỗ: liên hệ thuê xe hoặc taxi từ Phan Rang (khoảng 800k – 1000k). Bên mình đi nhờ xe xuống Vĩnh Hy đón khách (400k/11 người, bao gồm chở từ Hang Rái về thôn Cầu Giãy để leo núi).
2. Đi Núi Chúa thì cần chuẩn bị gì?
– Quần áo, ít nhất 2 bộ cho 2 ngày leo núi, quần bơi để tắm suối + tắm biển. Nên mặc áo dài tay hoặc có găng tay, đường leo núi Chúa nắng gắt và nhiều cây gai.
– Balo có đai trợ lực. Giày, Mũ rộng vành tránh nắng, đèn pin, quẹt, thuốc men…
– Lều hoặc võng, liên hệ trước porter và guide, nếu phải tự chuẩn bị thì hỏi xem điểm cắm trại có đủ rộng để mang theo lều không? Lều sẽ giúp tránh sương tốt. Tuy nhiên nếu đi đông + điểm cắm trại chật, nhiều cây cối thì nên cân nhắc mang võng.
– Ăn uống:
+ Nếu porter và VQG chuẩn bị thì chỉ cần mua thêm 1 chút nước tăng lựa, C sủi và 1 ít bánh kẹo cho đoàn ăn thêm.
+ Nếu tự chuẩn bị thì mang đồ ăn cho 4 bữa trên núi, và phải chuẩn bị cho porter, kiểm lâm, hướng dẫn.
– Chăn hoặc túi ngủ: Đêm trên núi khá lạnh, nên mang theo chăn hoặc túi ngủ để giữ ấm. Có thể mang thêm 1 áo khoác.
3. Leo Núi Chúa có mệt không? có đẹp không? có hay không?
- Thật ra, với mình, mặc dù đã có kinh nghiệm leo kha khá ngọn núi ở Việt Nam (Leo núi Tà Xùa, Pha Luông, Fanxipan… trekking Tà Năng – Phan Dũng) nhưng leo núi nào cũng mệt cả. Với đoàn lần này có 1 số bạn chưa từng leo núi hoặc ít vận động đã dẫn đến việc đuối sức lúc đầu – đây là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người, một là bỏ cuộc, hai là từ từ sẽ vượt qua được.Hang Rái là 1 khu vực đẹp mê mẩn lòng người với khối san hô cổ khổng lồ và những vách đá, những hòn chồng xếp lên nhau tạo nên một khung cảnh hùng vỹ. Nơi đây thật sự là nơi chụp ảnh cưới lý tưởng cho các cặp đôi.
Hang Rái, điểm chụp hình cưới và săn ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia. |
Những vách núi đá đẹp ở Hang Rái |
Khối san hô cổ ở Hang Rái |
Leo Núi Chúa sẽ được trải nghiệm khá nhiều loại rừng và địa hình khác nhau:
– Sẽ không lên dốc cao như Bà Đen, nhưng sẽ lên xuống qua nhiều ngọn núi khác nhau trước khi lên đến đỉnh cuối cùng. Phải leo qua những dốc đá cao.– Vạch lá mở đường xuyên qua những khu rừng rậm.
Chạy xe máy trên cung đường biển quanh co dọc vịnh Vĩnh Hy là trải nghiệm rất tuyệt, biển bãi Kinh có nước màu đẹp và trong vắt. Bạn có thể nhìn thấy bàn chân của mình ở mực nước chỉ tầm 1,5m.
4. Lịch trình trekking Núi Chúa, phượt biển Bình Hưng 2 ngày
Ngày 0: TốiThứ 6: SG – Phan Rang (xe giường nằm)
Ngày 1: Thứ7: Phan Rang – Hang Rái – Leo Núi
– Phan Rang – Hang Rái (xe bus)
– Tham quan chụp ảnh ở Hang Rái (phía sau BQL VQG)
– Làm thủ tục với VQG, chuẩn bị đồ đạc.
– 8h30: Xuất phát đến Thôn Cầu Giãy. Đây là buôn làng dân tộc của người Raglay. Từ đây sẽ có cơ hội đi qua chiếc cầu treo khá lãng mạn & hấp dẫn.
– 10h45: Hạ Trại, Tắm suối Lồ Ồ, Ăn trưa, Nghỉ trưa.
– 1h30: Tiếp tục hành trình trekking được trải nghiệm đi qua những rừng cây gai & rừng cây bụi dưới cái nắng cháy da của vùng Ninh Thuận, hay những lối mòn dưới những tán cây trong rừng & đi ngược dòng suối Lồ Ồ.
– 16h30: Dừng chân khu vực cắm trại và chuẩn bị bữa tối, canh đầu nguồn suối nhỏ.
Sau 1 ngày phơi nắng sẽ được tận hưởng cảm giác một đêm trong rừng sâu và cái lạnh thấu da.
Nhóm ăn trưa tại suối Lồ Ồ |
Điểm cắm trại trong rừng sâu |
Ngày2: Chinh phục đỉnh Núi – Cầu Giãy – tắm biển Bình Hưng – về Phan Rang.
– 6h00, Thức dậy chuẩn bị bữa sáng, ăn sáng, dọn dẹp đồ đạc.
– 7h00, mang theo nước trekking lên đỉnh (có porter ở lại giữ lều, đồ đạc và chuẩn bị bữa trưa).
– 9h00: Chinh phục được đỉnh núi, chụp hình lưu niệm. Từ đỉnh núi có thể ngắm nhìn đường vịnh Vĩnh Hy, đảo Bình Hưng và Bình Ba xa xa.
– 10h30: Về lại điểm cắm trại, nghỉ ngơi, ăn trưa.
– 12h30, xuất phát quay về, nhớ dọn dẹp sạch sẽ rác mang theo.
– 15h, về đến thôn Cầu Giãy, thuê xe chạy về bãi Kinh (Bình Hưng) tắm biển.
Dọc đường sẽ được thử cảm giác chạy quanh cung đường uốn lượn ven biển, ngắm nhìn biển xanh ngọc, những bãi tắm tuyệt đẹp và hoang sơ.
– 17h30: Về làng Vĩnh Hy, bắt xe về tp Phan Rang.
– Tối dạo ăn uống ở Phan Rang trước khi lên xe về SG: ăn bánh canh Nhường (đường Ngô Gia Tự), Bánh Căn 21 (đường Tô Hiệu), Sinh tố (đường 19/4)…
– 21h, lên xe, chia tay Phan Rang và về lại Sài Gòn.
Khung cảnh vịnh Vĩnh Hy nhìn từ đỉnh núi. |
5. Chi phí trekking núi Chúa :
Vì trực thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa và được khai thác bởi Trung tâm giáo dục môi trường, việc trekking Núi Chúa đều phải thông qua các đơn vị này & kiểm lâm.
Chi phí sơ bộ cho việc leo Núi Chúa sẽ bao gồm:
– Tiền xe từ SG (khứ hồi 280k), xe bus hoặc thuê xe di chuyển các chặng.
– Full packet: Vé vào VQG, thuê porter, hướng dẫn, kiểm lâm, ăn uống, bảo hiểm du lịch…: 1,000 – 1,200k/người (nhóm 10 người, nếu đi đông sẽ giảm hơn)
+ Ăn trưa: cơm, chả cá, sườn kho, cá cơm, canh, tráng miệng…
+ Ăn tối: Cơm, gà kho, cá cơm, rau xào, canh bí đỏ…
+ Khuya: cháo gà, bắp nướng…
+ Sáng: Mỳ gói, bánh mỳ, xúc xích…
+ Trưa: Cơm, cá chỉ vàng, cá cơm kho…
– Nếu tự chuẩn bị đồ ăn, Vé vào VQG, thuê porter, hướng dẫn, kiểm lâm, bảo hiểm du lịch: 555 k.
– Tắm ở Bãi Kinh (30k/người – vé vào cổng và tắm nước ngọt).
– Ăn uống ở Phan Rang bữa tối.
Chi phí nhóm mình đi cách đây 1 tuần (11 người): khoảng 1,600k / người – khá cao nhưng đáng.
Nếu tối giản chi phí nhất, nhiều bạn sẽ chọn cách tự liên hệ porter người dân tộc, sẽ giảm được chi phí vào vườn, thuê hướng dẫn, kiểm lâm… nhưng sẽ rất nguy hiểm và nếu bị phát hiện hoặc bắt gặp có thể bị đuổi xuống núi, phạt hành chính…
Mặc dùng tự cho mình là team mạnh, nhưng đoàn của mình đã đi 11 người với 7 người support (1 hướng dẫn, 1 kiểm lâm, 5 porter), do mang quá nhiều đồ ăn và mang thêm đồ đạc của 1 số thành viên trong đoàn.
Liên hệ:
– A Quốc: cán bộ của VQG, không trực tiếp phụ trách mảng du lịch nhưng có thiết kế lịch trình và mua vé tham gia. 0941 688 629 – A Quốc nhiệt tình và là người gắn bó với VQG nhiều, có nhiều kinh nghiệm.
– Hoàng (0919 161100) or Sương (0918 360 911), làm việc ở phòng Giáo dục môi trường của VQG, đây là báo giá mà Hoàng gửi.
– Thuê lều: chuyenchothue.com
– Vé xe: Xe Hoàng Anh hoặc Tân Hoàng Anh (vexere.vn)
Nguồn: http://www.lexuancuong.com/2016/03/huong-dan-trekking-leo-nui-chua-ninh-thuan.html
One comment
Pingback: Kinh nghiệm leo núi Bà Đen | Hướng dẫn treking núi Bà Đen