Nhà em có người già, nên e cực kỳ quan tâm tới món này. Học theo các mẹ các chị share nhau trên các diễn đàn đang rất hot trong thời gian vừa rồi, e cũng ti toe thử làm tỏi đen cho 2 cụ bô ở nhà xem sao.
NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI
Tỏi đen là gì – Tìm hiểu về Tỏi đen (Black garlic)
Tỏi đen có nguồn xuất xứ lâu đờn hàn quốc. Đặc biệt trong một thập kỷ gần đây được biết tới nhưng một sản phẩm ẩm thực bổ dưỡng độc đáo và dần được thương mại trên khắp trên thế giới không chỉ trên hàn quốc nhật bản kể cả người tiêu dùng khắp châu âu, bắc mỹ đều ưa chuộng món ăn độc đáo này.
Giá tỏi đen ở thị trường khá đắt, ở Việt Nam giá hiện tại khoảng 1,7 triệu đồng/kg – 2 triệu. Vì vậy nhiều chị em mách nhau cách làm tỏi đen tại nhà cho rẻ và đảm bảo.
Làm tỏi đen dễ hay khó ?
Làm tỏi đen không khó, có điều phải cẩn thận từng công đoạn và quan trọng là kiên nhẫn chờ đợi :D. Nếu tự làm đc tỏi đen, sẽ đảm bảo được chất lượng và rẻ hơn rất nhiều so với tỏi đen bán ngoài thị trường đang rất được nhiều người quan tâm về sức khỏe và lợi ích có được từ nó.
Nguyên liệu làm tỏi đen
– Tỏi
– Bia
– Giấy bạc
– Nồi ủ ( Nồi cơm điện)
Các bước làm tỏi đen tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị một cân tỏi ta bỏ lớp vỏ ngoài và đầu rễ để loại bỏ bụi bẩn + 1 lon bia. Hoặc lựa chọn mua Tỏi Lý sơn của Fami Food đảm bảo giao hàng tại nhà.
Bước 2: Ngâm tỏi với bia ủ trong 30 phút, thỉnh thoảng xóc lên cho tỏi ngấm đều.Tỷ lệ ngâm 1kg tỏi tương ứng 1 lon bia.
Cách 3: Vớt tỏi đã ngâm bia ra bọc kín trong giấy bạc
Bước 4: Để vào nồi cơm điện, đậy kín, ấn nút warm ít nhất trong 15 ngày. Cứ 5 ngày mở ra kiểm tra 1 lần. Chịu khó cố mà hít vì ngày đầu với 2 ngày sau mùi tỏi bốc hơi ra hơi bị nặng mùi, càng về các ngày sau sẽ hết dần mùi hăng của tỏi.
Bước 5: Đến ngày thứ 5 mở ra kiểm tra, tỏi đã mềm, chuyển sang nâu, nhẹ mùi hơn.
Mẹo hay: Mùa này đang nắng nóng, để tiết kiệm điện và khỏi lo hại nồi, các bạn có thể tận dụng hơi nóng bằng cách, khi nắng to nhất, các bạn rút nồi điện ra rồi mang cả nồi ra nắng phơi, đến khoảng 4h chiều, nhiệt độ giảm thì mang vào nhà cắm điện tiếp. Bạn nào bận đi làm thì nhờ bố mẹ hoặc người giúp việc phơi cho.
Bước 6: Đây là hình ảnh tỏi được 1/3 chặng đường.Tỏi chuyển đều màu rõ rệt, ăn thử tỏi đã đỡ vị hăng, vẫn còn mềm nhũn. Ủ tiếp chờ kết quả…
Bước 7: Vầy là sắp có thành quả rồi ạ. Tỏi ủ đến ngày thứ 10 đã đen xì roài, thơm thơm chua ngọt dễ ăn, ủ tiếp khoảng 5->6 ngày nữa chờ cho tỏi đạt tới độ khô dẻo cần thiết.
Kết quả:
Sau 2 tuần ủ men, tỏi sẽ dần chuyển từ màu trắng, sang màu nâu, rồi màu đen. Khi tỏi đạt yêu cầu, nếm thấy vị hơi chua, hơi ngọt, không còn mùi nồng nguyên bản của tỏi, nghĩa là đã đạt yêu cầu. Tỏi đen thành phẩm các bạn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong thời gian dài.
Nếu xem các video, các bạn sẽ thấy mỗi nơi có cách làm tỏi đen khác nhau, ở Nhật họ làm tỏi đen thậm chí còn không dùng bia để lên men, tuy nhiên các bạn Mỹ cho rằng lên men bằng bia tốt hơn. Vì sao tỏi trắng, ủ men lại chuyển màu đen? Bởi vì quá trình lên men đã xảy ra phản ứng chuyển hoá các hợp chất chứa lưu huỳnh như methionin, cystein, methanethiol… thành những hợp chất mới chứa lưu huỳnh có khả năng tan trong nước như S-allyl-L-cysteine, Alliin, Isoalliin, Methionin, Cycloalliin, các dẫn chất của Cysteine, các dẫn chất của tetrahydro-carboline. Đây là những hợp chất rất quan trọng góp phần làm tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen thu được.
Ngoài ra, sau khi lên men tự nhiên, hàm lượng carbohydrate đã tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen), điều này giải thích tại sao tỏi đen có vị ngọt của trái cây”.
Hàm lượng tỏi đen:
Công dụng quá vượt trội của tỏi đen:
1. Hỗ trợ ức chế sự hình thành khối u:
Một nghiên cứu về tác dụng sinh học của tỏi đen tại Hàn Quốc, nơi có thể coi là quê hương của tỏi đen, cho thấy: Trong tỏi đen có chứa các hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline.
Đây là những chất có chứa hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình peroxy hóa lipid cao hơn tỏi thường. Thêm vào đó, tỏi đen có thể kháng lại các tế bào khối u, do đó có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư rất hiệu quả.
Cơ chế ức chế khối u của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường tăng cường hệ miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của tế bào khối u, ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.
Nhiều nghiên cứu cho rằng tỏi đen giàu S-allyl-L-cysteine (SAC) làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết. Dịch chiết nóng của tỏi đen giàu S-allyl-L-cysteine (SAC) đã cho tác dụng chống ung thư với tỉ lệ cứu sống 50% chuột BALB/c bị sarcoma xơ.
2. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao và các bệnh về tim mạch:
Một nghiên cứu tại đại học Akita, Nhật Bản cho thấy việc sử dụng tỏi đen trong 14 ngày có tác dụng làm giản huyết áp lên tới 34,6% trong khi nó không làm ảnh hưởng đến huyết áp ở ngưỡng thông thường.
Ăn tỏi đen thường xuyên có tác dụng chống tăng huyết áp tốt hơn tỏi tươi nhờ chúng có khả năng ngăn cản sự tăng các gốc tự do trong huyết tương.
3. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:
Sử dụng tỏi đen trong 7 tuần giúp làm giảm nồng độ đường trong huyết thanh và lượng hemoglobin đã đường hóa trong máu rõ rệt.
Nồng độ insulin của người dùng tỏi đen tăng lên rõ rệt so với người không dùng tỏi. Đồng thời, dịch chiết của tỏi làm giảm rõ rệt nồng độ cholesterol tổng và lượng triglyceride trong huyết thanh đồng thời làm tăng lượng HDL-cholesterol.
Chính vì thế, các nhà khoa học đã cho rằng tỏi đen không những dụng hạ đường huyết và cholesterrol máu mà còn có tác dụng cải thiện tính nhạy với insulin và rối loạn lipid máu.
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc cho rằng tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn tỏi thường, chính vi vậy tỏi đen có thể là nguồn nguyên liệu hữu ích để ngăn chặn các biến chứng do đái tháo đường.
4. Bảo vệ và cải thiện chức năng gan:
Nghiên cứu của các nhà khoa học đại học dược Chungbuk, Hàn Quốc cho thấy tỏi đen ức chế việc gây tăng cao men gan (AST và ALT).
Đồng thời, khi tiến hành áp dụng điều trị bằng tỏi đen trên những người có chế độ ăn uống nhiều chất béo – một tác nhân gây ra gan nhiễm mỡ và tổn thương gan thì thấy cho hiệu quả rất cao.
Kết quả này chứng minh rằng tỏi đen có hiệu quả bảo vệ gan và có thể là một hỗ trợ điều trị tốt cho các tổn thương ở gan.
5. Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể:
Chất Allicin có trong tỏi đen có tác dụng chống siêu vi khuẩn trong cơ thể. Chúng có thể tiêu diệt hàng chục loại virus gây ra dịch bệnh và hàng loạt các vi sinh vật gây bệnh.
Allicin khi được pha loãng thậm chí 100.000 lần vẫn còn có thể làm chết vi khuẩn Salmonella typhi tức khắc, bệnh lỵ trực khuẩn, vi khuẩn cúm…
Ngoài ra, nhờ chứa nhiều hoạt chất quý giá thừa kế từ tỏi tươi và tăng giá trị của nó lên gấp 10 lần, tỏi đen là loại dược phẩm rất quý để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp con người luôn mạnh khỏe và có thể chống chọi với nhiều loại bệnh tật.
Theo PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Thanh Chò, Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng, Bệnh viện 103 – Học viện Quân Y cho biết: Tỏi đen có tính diệt khuẩn, kháng sinh giúp chống cảm cúm, góp phần chống ô xy hóa và có tác dụng chữa ung thư. Tốt nhất nên dùng tỏi đen được lên mên 60 ngày từ tỏi cô đơn (tỏi một nhánh).
Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá tỏi cô đơn là loại thảo dược quý, trong thành phần của tỏi cô đơn có rất nhiều hợp chất hữu ích như 18 axit amin, SOD enzin-polyphenol (phòng chống ung thư), S-allyl cysteine (giảm mỡ trong máu)… Những chất này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, chống mất ngủ kinh niên, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa…
Sở dĩ tỏi sau khi lên men chuyển sang màu đen là do sự trao đổi chất trong quá trình lên men khép kín tạo ra các axit amin và melanoidin làm tỏi chuyển hóa thành màu đen. Đổi lại, củ tỏi sau khi lên men sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô. Hơn nữa, quá trình lên men không làm mất thành phần dược lý của tỏi mà còn tăng sinh các hợp chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi.
Trên VNE, Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM) cho biết: “Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt những người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên”.
Cách dùng tỏi đen:
1. Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng từ một đến 3 củ mỗi ngày.
2. Tỏi đen ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
3. Có thể xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tóm lại, dù dùng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
Vương Thanh Mỹ
2 comments
Pingback: Chia sẻ kinh nghiệm tự du lịch Đảo Lý Sơn mới nhất
Pingback: Đặc sản đảo Lý Sơn - Đến đảo Lý Sơn ăn gì?