Em muốn làm trong môi trường chuyện nghiệp!!

Bàn về chuyện ” môi trường chuyên nghiệp”, trong mấy ngày hôm nay mình thấy vài tus chia sẻ về vấn đề này khá xôn xao. Thực ra mình cũng không có nhiều kinh nghiệm trong chuyện này nhưng thực tế đây là thực cảnh việc tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam. Nên cũng muốn được chia sẻ vài câu chuyện của mình.

Trước tiên phải kể đến như thế nào là mô trường chuyên nghiệp?

Định nghĩ chuyên nghiệp theo nghĩa mọi người hiểu:

– Công ty lớn, văn phòng đẹp sang choảnh

– Lương cao, thưởng đều, nghỉ mát đầy đủ.

– Nhân viên ăn mặc đẹp, thơm tho sạch sẽ

– Sếp hiền như bà tiên, ông bụt.

– Không quản lý về thời gian, nhưng cũng đừng quản lý cả hiệu suất.

– Làm việc bất đắc kỳ tử, hứng lên: làm như trâu, hết hứng: thì nghỉ

Thực ra, mình là dân xê dịch phi  tổ chức những từng được trải qua nhiều loại hình mô trường doanh nghiệp từ  cộng đồng – startup – tư nhân cho đến nhà nước  nên khái niệm rất đơn giản “chuyên nghiệp tức là không chuyên nghiệp” hay  cách hiểu khác đơn giản và dễ hiểu hơn ” làm sao làm được công việc mình yêu thích và tạo được ra giá trị nhất định và giá trị ấy được công nhận và nhìn thấy được”. Còn để có được môi trường chuyên nghiệp hay không thì xuất phát từ bản thân mình trước đã.

Đa số các bạn sinh viên khi ra trường đều có tâm lý thế ” tôi muốn làm trong môi trường chuyên nghiệp và ở một văn phòng thật sang chảnh” chưa kể có tâm lý vào được công chức mà đếch cần biết việc làm ấy có đúng với đam mê hay nghề nghiệp mình không?. Thực ra, mong muốn này cũng không sai, không đúng vì đây là quyền lựa của bạn.  Mà có mấy ai để ý soi bản thân mình trước, nên dễ bị ” sa bẫy” vào những công ty mà họ chỉ ” bóc lột” sức lao đông của bạn rồi chán là bỏ.  Trước đây và gần đây mình cũng đã từng ở vị trí phỏng vấn nên thấy đa phần là các bạn “chưa xác định rõ” được công việc mình làm mà bị chạy theo hào nhoáng vẽ lên của thực cảnh.  Mình có thể tạm chia thành 2 loại người  đi xin việc

– 1 là chủ động tìm đến các doanh nghiệp mà khi đã soi được định hướng và môi trường sẽ phù hợp cho mình hoặc tạo dựng được thương hiệu cá nhân khẳng định được năng lực để các doanh nghiệp tự mời hợp tác tham gia.

-2 là khi vừa ra trường apply bừa phứa, ở đâu cũng gửi, ở đâu cũng apply không cần biết sẽ ra sao và có phù hợp thật sự hay không?

Thực  tế có là 1 hay 2 không cũng không quan trọng bởi lẽ nó là quá trình xê dịch của mỗi người, không ai có thể có được ” lập trường” ngay từ ban đầu cả, quá trình tìm ” nghề nghiệp” của mình là cả một quãng thời gian. Chỉ # điều có người quá trình ấy được lập trình, còn có người sẽ để điều đó mặc theo số phận rồi đôi khi bị cuốn theo những giá trị vật chất hay mưu sinh để đánh đổi công việc của mình tương lai. Có người nói với tôi rằng ” tôi rất muốn làm công việc ưu thích này, thế nhưng do mưu sinh cuộc sống buộc tôi phải làm những công việc khác, rồi năm tháng qua đi .. họ chả biết họ đang làm gì, rồi để làm gì, ngày ngày đi cày vì mưu sinh và thứ “nghề nghiệp” ấy bị lãng quên. Hoặc có người còn thậm tệ hơn ” cũng chả biết mình đang làm gì nhưng chỉ biết sớm ngày tất tưởi đến VP và đút chân gầm bàn than vãn, lướt mạng xã hội rồi đứng núi này trông núi nọ.. Điều quan trọng hơn của một người khi đi xin việc hay làm việc là phải khẳng định được việc ” mình đang làm thuê cho chính bản thân mình” và biết cảm ơn doanh nghiệp đã tạo cơ hội và môi trường để phát triển, tuy nhiên từ phía doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng cho bạn thỏa đáng.

Vậy nên qua đây mình có vài TUS để cho các bạn đang sinh viên,  mới ra trường, hay đang làm việc mà rơi vào trường hợp ” không biết mình đang làm gì?”.

  1. #THẤU_HIỂU: Trước tiên điều bạn cần làm là cần xác định chính xác ” nghề mình sẽ theo đuổi ” là gì? cần phải hiểu rõ bản chất của công việc đó là gì, tránh tình trạng đến khi hỏi vẫn còn mơ hồ nói ra những thứ linh tinh.  Ví dụ có vài người mình quen tốt nghiệp truyền thông ra, rồi đi apply các công việc truyền thông rồi cứ trả lời lá với cành mà k nói được bản chất là gì hay có bạn làm Online Marketing hỏi là gì thì cứ trả lời em chạy quảng cáo facebook, em làm báo chí, em làm PR ..
  2. #Xác_định_rõ_năng_lực_và_mục_tiêu

Cần xác định rõ năng lực hiện tại của mình, chưa làm được hết khái quát thì nên đi sâu vào một ngách nhỏ trong nghề nghiệp đó.  Sau đó nâng cao công việc và năng lực dần, nhưng  đa phần các bạn đều tự nâng vị trí làm việc so với năng lực làm việc, tự quy đổi từ bằng cấp thay vì nhìn vào khả năng.. Tus nhỏ, còn là sinh viên hay mới đi làm thì nên lựa chọn các #Startup là một cách thông minh, bởi ở đây sẽ cho ta học được rất nhiều điều và làm được rất nhiều thứ ở đây bạn sẽ thấu hiểu được vất vả của một doanh nghiệp khi khởi tạo ra sao?  Hoặc tham gia vào các vị trí thực tập sinh không lương ở các công ty lớn, ở đây thà bạn bỏ tiền ra để đi làm còn hơn bạn mất vài năm để đi làm một công việc khác để mưu sinh để rồi bạn lãng quên nghề nghiệp của mình. Theo mình thì mỗi môi trường này chả khác nào ” trường đại học thực tế” miễn phí cả bởi ở đây bạn sẽ được các anh chị giúp đỡ và chia sẻ nhiều cho các bạn, nếu bạn xác định rõ ràng mục tiêu, công việc, nhiệt huyết thì chả lý gì họ không nhận bạn vào làm cả.

  1. Chọn lĩnh vực mà mình đam mê nhất: Bởi mỗi lĩnh vực đều có xuất hiện công việc của bạn, ở những lĩnh vực bạn yêu thực bạn làm việc với công việc của bạn sẽ thấy bớt đi căng thẳng và nặng nhọc. Ví dụ bạn làm content mà chọn ở lĩnh vực bạn không yêu thức và có trải nghiệm thì nó sẽ tệ như thế nào?
  2. Liên tục học và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ của mình, ” không ngại khó, không ngại khổ, chỉ ngại khô khi không có nước để được bơi”, những việc được giao nên được cố gắng hoàn thiện hết khả năng cho dù nó chưa đúng hoặc sai. Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề không dấu dốt bởi vì điều đó sẽ rất nguy hiểm với bạn chỉ có điều sớm hay muộn mà thôi. Tus ngoài giờ nên tham gia một cộng đồng chuyên môn là một hay, thí dụ như bạn làm thiết kê thì nên lựa chọn tham gia  các cộng đồng designer, làm phim thì vào cộng đồng Film marker, làm content hay marketing cũng thế… như vậy ở đây bạn sẽ được học hỏi và mở rộng tầm mắt và góc nhìn tổng quan hơn về nghề nghiệp của mình.
  3. Linh Hoạt: Bạn không có khả năng linh hoạt. Bạn cứ nghĩ cái gì trong đầu của bạn là khả năng của bạn. Không! Ai rảnh quan tâm trong đầu bạn có gì! Người ta nhìn khả năng perform trong công việc và ghi nhận khả năng của bạn. Bạn đòi hỏi môi trường chuyên nghiệp để được cống hiến hết khả năng của mình. Mà không biết rằng môi trường ấy do từng thành viên cống hiến mà thành. Bạn tự chuyên nghiệp, ắt chuyên nghiệp. Bạn đòi laptop xịn để làm việc chuyên nghiệp trong khi bạn chưa thể chuốt cây bút chì một cách chuyên nghiệp thì e là hơi khó!
  4. Văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh, vấn đề này khá quan trọng không phải bạn làm tốt việc của mình, giỏi tài năng mà làm ngơ với bạn bè đồng nghiệp xung quanh.  Với mỗi một doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ mà một xã hội thì có đủ thành phần như tốt, xấu, gato, kèn cựa, tài giỏi, kém, .. bạn cần nhìn nhận vừa lựa chọn cách ứng xử  sao cho hợp lý.  Tus, bạn hãy coi đây như là ngôi nhà thứ 2 của bạn thì sẽ thấy ” hạnh phúc” hơn khi mỗi ngày làm việc bắt đầu, bởi thời gian ở bên gia đình này có khi chiếm đến 70,80% thời gian của một người.
  5. Dấn thân, và cuối cùng bạn hãy sống hết mình và dấn thân công việc của bạn, bạn sẽ thấy niềm vui mỗi ngày, thấy sự thăng hoa trong việc. Good luck! ^^

 

Tùy Phong/ Người chia sẻ

About

Leave a Reply